Hội sách Hà Nội năm 2014: Kết nối truyền thống và hiện đại
2014-09-30
 Để sách đến gần hơn với độc giả

Hội sách Hà Nội 2014 với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình” diễn ra từ ngày 26/9-2/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Hội sách bao gồm 112 gian hàng của 45 nhà xuất bản, công ty sách trên cả nước. Khoảng 10.000 tên sách với hàng vạn bản sách được giới thiệu tại đây.

“Ngay từ lúc biết thông tin đây là hội sách lớn nhất ở Hà Nội từ trước tới nay, mình cảm thấy rất háo hức. Cả chục bạn ở cùng phòng ký túc xá đã rủ nhau cùng đi hội sách,” Linh chia sẻ. Cô sinh viên này cho biết thêm, toàn bộ số tiền trong chú lợn đất của Linh được dành cho việc mua sách dịp này.

“Không phải lúc nào sinh viên cũng có thể mua được những cuốn sách mới tinh với ưu đãi tới từ 30-50% giá bìa như thế này,” Linh vừa nói vừa lật giở những cuốn sách mới mua với vẻ hài lòng.

Đưa cô cháu gái 8 tuổi đến Hoàng Thành Thăng Long dịp này không chỉ để mua sách, bác Nguyễn Thị Mạc (65 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi không những hy vọng các cháu bé biết yêu quý, trân trọng hơn những cuốn sách mà còn biết sẻ chia, giúp đỡ các bạn cùng trang lứa ở những vùng khó khăn.”

Bác Mạc kể, trước khi đến hội sách, hai bà cháu đã cùng xếp gọn những cuốn truyện, sách giáo khoa cũ để mang tới quyên góp tại không gian lớp học vùng cao, ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng sâu, vùng xa.

Có 17 chương trình tọa đàm, giao lưu với các tác giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng (như giáo sư Phan Huy Lê, nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, nhà văn-họa sỹ Đỗ Phấn…) và triển lãm “Hành trình của sách” được tổ chức trong khuôn khổ hội sách.

“Những hoạt động như vậy giúp sách đến gần hơn với công chúng. Độc giả sẽ hiểu hơn về quá trình hình thành và giá trị của những cuốn sách. Khi đã hiểu thì công chúng sẽ yêu và trân trọng sách,” ông Nguyễn Kiểm, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam bày tỏ.

Theo chị Việt Hà, đại diện nhà sách AzBooks, thực tế, có những bạn trẻ đến hội sách chỉ để thăm thú, không có mục đích mua và tìm hiểu về sách. Những sự kiện như hội sách lần này là cơ hội quan trọng để những đơn vị làm sách giới thiệu các ấn phẩm với công chúng; từ đó, góp phần hình thành thói quen đọc và tích lũy sách cho độc giả.

“Để thu hút độc giả, khâu quảng bá, giới thiệu rất quan trọng. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và các loại hình giải trí như hiện nay, những người làm sách không thể chỉ ngồi một chỗ mà hy vọng rằng, sách hay thì sẽ ‘hữu xạ tự nhiên hương’,” chị Hà nói.

                                                         

                                                            
Công chúng tham quan triển lãm "Hành trình của sách" (Ảnh: TTXVN)

“Đến hiện đại từ truyền thống”

Đại diện ban tổ chức cho hay, chính địa điểm diễn ra hội sách là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của sự kiện lần này.

“Tổ chức hội sách tại Hoàng Thành Thăng Long là một việc rất ý nghĩa, thể hiện sự gắn kết quá khứ và hiện tại. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc tôn vinh sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc mà còn là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa của dân tộc,” tiến sỹ Nguyễn Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông, ở Hội sách Hà Nội những năm sau, ban tổ chức nên bố trí một không gian riêng, tập trung giới thiệu đậm nét hơn các loại sách công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và tổ chức nhiều hơn các buổi tọa đàm về phương pháp đọc sách hiệu quả. Bởi lẽ, Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Nam cho rằng, học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng độc giả rất quan trọng. Đọc sách không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với họ. “Nếu việc nhận thức, thay đổi thói quen đọc sách được bắt đầu từ nhóm đối tượng này thì sẽ có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng,” tiến sỹ Nguyễn Nam bày tỏ.

Có cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Kiểm cho rằng, cũng như nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa đọc đã được tổ chức tại Hà Nội từ đầu năm tới nay (Hội sách mùa Xuân, Ngày sách Việt Nam lần thứ nhất…), Hội sách Hà Nội 2014 thu hút khá đông các bạn trẻ.

“Đó là tín hiệu đáng mừng đối với việc phục hưng văn hóa đọc. Thay đổi nhận thức, thói quen đọc sách không phải là việc có thể thực hiện trong ‘một sớm một chiều.’ Việc này cần được bồi đắp thường xuyên với những việc làm cụ thể,” ông Nguyễn Kiểm chia sẻ.

Bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khẳng định, các đề xuất nhằm phát triển văn hóa đọc của các đơn vị xuất bản, phát hành trên địa bàn đều được cơ quan nhà nước về xuất bản quan tâm, ghi nhận và phối hợp tổ chức.

“Hội sách Hà Nội năm 2014” lần đầu tiên được tổ chức sẽ tạo tiền đề hội sách được tổ chức thường niên nhằm trưng bày, giới thiệu sách, các ấn phẩm của các nhà xuất bản, công ty sách, đơn vị liên kết xuất bản của Hà Nội và các cơ quan Trung ương, địa phương khác trong cả nước.

“Ngoài ra, kế hoạch về phố sách Tràng Tiền phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân Thủ đô vào các sáng cuối tuần cũng đang được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xây dựng,” bà Tú cho biết./.
 

Tin liên quan

Trang chủ Giới thiệu Tin tức sự kiện Truyền thông xã hội Tin hội viên Đào tạo truyền thông Tài nguyên ngành Thư viện ảnh Liên hệ English
HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 32 Hào Nam - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (+84) 04.35123194 Email: info@hanica.org
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet