Tới dự Hội thảo và giao thương Việt - Ấn có thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, ngài Ranjit Rae.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, mục tiêu hoàn tất chiến lược quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 với trọng điểm là việc cải tổ hệ thống Công nghệ thông tin Việt Nam, nâng cao mức ứng dụng.
Sau hội thảo, các doanh nghiệp Việt - Ấn đã có buổi trao đổi trực tiếp về cơ hội hợp tác.
Công nghệ thông tin ở Ấn Độ là một ngành phát triển đột phá tạo bước nhảy vọt “thần kì”. Hiện nay, Ấn Độ có 2,8 triệu kĩ sư phần mềm; 8,9 triệu người hoạt động dịch vụ liên quan tới lĩnh vực phần mềm. Một làn sóng mang tên CNTT đang làn tràn khắp các đô thị, đặc biệt là giới trẻ, với 45% công việc liên quan tới CNTT, trong đó có 75% lao động dưới 35 tuổi.
Ấn Độ cũng là thị trường CNTT rộng lớn với 120 triệu người cần phần cứng, 200 triệu người dùng Internet, 27 triệu người đang dùng Internet với băng thông rộng. Một nền kinh tế phát triển nhanh, trong nước có nhu cầu cao, hiện nay BPM là thương hiệu hàng đầu ở Ấn Độ. Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT đạt 36%, đóng góp 100 tỉ USD vào ngân sách, trong đó 69 tỉ USD xuất khẩu, 32 tỉ USD dịch vụ. Trên 500 doanh nghiệp Ấn Độ đã mang tầm quốc tế, cung cấp dịch vụ cho 66 quốc gia khác nhau với 50 thứ ngôn ngữ khác nhau.
Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, theo ngài Ranjit Rae, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ: Việt Nam và Ấn Độ đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, nhưng hợp tác CNTT đang ở dưới mức tiềm năng.
Một số động thái thúc đẩy quan hệ giao thương trên lĩnh vực CNTT của 2 quốc gia đấy là bắt đầu liên kết đào tạo. Trung tâm siêu máy tính ICT đặt tại Đại học Bách khoa Hà Nội, giúp nâng cao tính ứng dụng trên các sản phẩm CNTT. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cử người sang Ấn Độ để được đào tạo. Tại các hội chợ, giao thương tại Ấn Độ, hàng năm quốc gia này sẽ có 8 suất dành cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo petrotimes.vn