Sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước: Nhận thức vẫn là rào cản lớn!
2012-12-27
2012 được xem là năm mà các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương quyết liệt triển khai sử dụng văn bản điện tử. Từ việc Thủ tướng ban hành chỉ thị đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử, đến hàng loạt các địa phương yêu cầu các đơn vị phải sử dụng văn bản này. Tuy vậy, kết thúc năm 2012, tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử vẫn còn khá thấp. Và một trong những nguyên nhân chính vẫn là câu chuyện nhận thức của người đứng đầu và cán bộ công chức về lợi ích của việc sử dụng văn bản điện tử.
2012 được xem là năm mà các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương quyết liệt triển khai sử dụng văn bản điện tử. Từ việc Thủ tướng ban hành chỉ thị đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử, đến hàng loạt các địa phương yêu cầu các đơn vị phải sử dụng văn bản này. Tuy vậy, kết thúc năm 2012, tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử vẫn còn khá thấp. Và một trong những nguyên nhân chính vẫn là câu chuyện nhận thức của người đứng đầu và cán bộ công chức về lợi ích của việc sử dụng văn bản điện tử.

Trao đổi hoàn toàn điện tử mới đạt 20%

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong năm 2012, thực hiện chỉ thị đẩy mạnh sử dụng thư điện tử của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, tỉnh thành đã rất tích cực triển khai. Nhiều Bộ, địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai chỉ thị này, như Bộ TT&TT, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định...

Một số địa phương đã ban hành được quy định bắt buộc sử dụng và trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ cơ quan và giữa các cơ quan trên địa bàn với nhau, như An Giang, Bắc Giang...

Song theo báo cáo sơ bộ của các Bộ ngành, tỉnh thành gửi về Bộ TT&TT, trong năm 2012, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan quản lý còn tương đối thấp. Tỷ lệ trao đổi văn bản hoàn toàn dưới dạng điện tử mới đạt 20%, còn dưới hình thức điện tử kèm văn bản giấy đạt 30%. Đó là trong nội bộ các cơ quan nhà nước với rất nhiều thuận lợi trong việc chỉ đạo và bắt buộc sử dụng văn bản điện tử. Còn việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan với nhau còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt dưới 10% với các loại văn bản hoàn toàn điện tử, và chỉ đạt dưới 20% với việc trao đổi văn bản điện tử có kèm theo văn bản giấy.

Và một trong những nguyên nhân chính đang cản trở việc sử dụng văn bản điện tử vẫn là vấn đề nhận thức và quyết tâm sử dụng văn bản điện tử của người đứng đầu các đơn vị. Nếu người đứng đầu không quyết liệt trong việc sử dụng văn bản điện tử và chỉ đạo bắt buộc các cán bộ cấp dưới sử dụng thì việc tạo ra môi trường trao đổi văn bản điện tử rộng khắp rất khó khăn.

Khi đề cập đến vấn đề này, ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cũng cho rằng, một trong những khó khăn nhất của thành phố khi triển khai ứng dụng CNTT là nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ công chức.

Theo ông Tuấn, dù việc nâng cao nhận thức đã được triển khai từ nhiều năm qua, song đến nay thành phố vẫn cần phải tiếp tục khắc phục và phải làm thông qua các giải pháp định tính chứ không thể nói chung chung được.

“Một người lãnh đạo sáng ra có vào mạng lấy thông tin hay không, đó là thể hiện người lãnh đạo có tham gia vào hệ thống phần mềm quản lý hay không, chứ không thể nói tôi chỉ đạo hệ thống này, nhưng lại không biết thông tin quản lý như thế nào. Và từ cái đơn giản nhất là thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp thì người lãnh đạo phải đi tiên phong sử dụng trước tiên”, ông Tuấn nhấn mạnh.

100% văn bản gửi Chính phủ phải gửi kèm văn bản điện tử

Nhằm tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử như một hoạt động cải cách hành chính, chuyển đổi phương thức làm việc trong cơ quan nhà nước các cấp chủ yếu dựa trên giấy tờ sang phương thức làm việc qua mạng, Bộ TT&TT đang hoàn thiện dự thảo Lộ trình thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2013 - 2015. Dự kiến Lộ trình này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào quý I/2013.

Theo dự thảo này, trước Quý II năm 2013, trừ văn bản có nội dung mật, 100% các văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng và 50% văn bản trao đổi giữa các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố để giải quyết công việc, ngoài bộ hồ sơ giấy đều phải gửi kèm văn bản điện tử của toàn bộ hồ sơ văn bản.

Trong hoạt động nội bộ của mỗi cơ quan nhà nước, từ năm 2014 có ít nhất 55% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và đến hết năm 2015 đạt mức là 80%.

Trong năm 2013, trừ văn bản có nội dung mật, 100% các cơ quan trực thuộc các Bộ, và 60% cơ quan cấp tỉnh khi gửi văn bản trình lên cơ quan cấp trên để giải quyết công việc ngoài bản giấy đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ.

Để thực hiện được những mục tiêu này, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quy định về trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Và một Thông tư hướng dẫn bảo đảm kinh phí cho hoạt động trao đổi văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước dự kiến cũng sẽ được ban hành.

Bên cạnh đó, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối tới 100% các Sở, ban, ngành, quận huyện cũng sẽ được tận dụng bảo đảm cho các hoạt động trao đổi văn bản điện tử được thực hiện trên môi trường mạng an toàn, nhanh chóng. Và trong năm 2013 - 2014, hệ thống quản lý văn bản và điều hành sẽ được triển khai tới 40% các cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến cấp quận huyện...

Theo taichinhdientu.vn

Tin liên quan

Trang chủ Giới thiệu Tin tức sự kiện Truyền thông xã hội Tin hội viên Đào tạo truyền thông Tài nguyên ngành Thư viện ảnh Liên hệ English
HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 32 Hào Nam - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (+84) 04.35123194 Email: info@hanica.org
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet