Việc ứng dụng CNTT cũng đạt nhiều kết quả cao, như tổng số dịch vụ công trên địa bàn tỉnh là 1.588 dịch vụ trong đó có 73 dịch vụ hành chính công được cấp trực tuyến. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc cũng đã được triển khai giai đoạn 1 tại 6 sở, ngành tỉnh và 4 huyện, thị xã. Việc triển khai họp trực tuyến trên địa bàn cũng đã được triển khai tại 10 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đã được chú trọng. Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng hệ thống một cửa điện tử tại huyện Chơn Thành, ban quản lý khu kinh tế, sở kế hoạch đầu tư…
Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân khá đầy đủ khi có tổng số 32 trang/cổng thông tin điện tử của các Sở, Ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, trong đó có 28 trang/cổng cung cấp dịch vụ công mức 1, 2 và 4 trang/cổng cung cấp dịch vụ mức 3. Ngoài ra công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được chú trọng với nhiều lớp được triển khai, trong đó giảng viên có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ từ các trường Đại học…
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn, nguồn nhân lực, việc sử dụng mã nguồn mở còn thấp, tỉ lệ cán bộ công chức, viên chức dùng email còn ít... Vì thế, tỉnh cũng đề xuất Trung ương cần có quy định về bố trí nguồn vốn cho ứng dụng và phát triển CNTT hàng năm, ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức làm công tác CNTT trên địa bàn toàn quốc nhằm khuyến khích tạo điều kiện làm việc, có hướng dẫn cụ thể hơn về khuyến khích và tạo điều kiện ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước một cách thống nhất đồng bộ…
Theo mic.gov.vn