2012 được xem là năm mà các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương quyết liệt triển khai sử dụng văn bản điện tử. Từ việc Thủ tướng ban hành chỉ thị đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử, đến hàng loạt các địa phương yêu cầu các đơn vị phải sử dụng văn bản này. Tuy vậy, kết thúc năm 2012, tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử vẫn còn khá thấp. Và một trong những nguyên nhân chính vẫn là câu chuyện nhận thức của người đứng đầu và cán bộ công chức về lợi ích của việc sử dụng văn bản điện tử.
Năm 2012 là năm thứ hai Tuyên Quang triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là năm tỉnh Tuyên Quang đạt được những kết quả quan trọng về đầu tư, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, hiện nay, 100% chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT); 99,67% doanh nghiệp đã thực hiện TTHQĐT so với tổng số doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục hải quan tại Hải quan Hải Phòng; 99,69% tờ khai xuất nhập khẩu đã thực hiện TTHQĐT so với tổng số tờ khai.
Từ 15/12/2011, tất cả văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trừ văn bản có nội dung mật) đề nghị giải quyết công việc ngoài bộ hồ sơ giấy đều phải đính kèm file điện tử của toàn bộ hồ sơ trình.
Những năm gần đây, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nam Định đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Phát triển hạ tầng thông tin là một trong mười nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố Hà Nội trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW (khóa XI) nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng Thủ đô đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
Thực hiện Chỉ thị số15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2015 có 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử, mới đây UBND Thành phố Hà Nội vừa qua đã ban hành Công văn số 9545/UBND-THCB về việc đẩy mạnh ứng dụng văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội.
Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT-TT) Hải Phòng đang triển khai chứng thực chữ ký số phục vụ một số hoạt động tại Sở và thử nghiệm mô hình hạ tầng chữ ký số phù hợp cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn Hải Phòng. Bước đầu ứng dụng và những lợi ích của hoạt động này hướng tới giải pháp bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử, môi trường mạng, phù hợp Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, Quảng Ninh đang là một điển hình về việc hợp tác cùng doanh nghiệp thực hiện chiến lược dài hạn phát triển CNTT tại địa phương, trong đó có việc hợp tác xây dựng chính quyền điện tử.
Thành phố Hà Nội đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) từ nhiều năm nay nên việc thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước đã sớm đi vào nền nếp, bước đầu có hiệu quả.
Một báo cáo được Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) công bố mới đây cho thấy 78% các website của các cơ quan nhà nước tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng.
Hoạt động điều hành tác nghiệp của Chính phủ điện tử đòi hỏi cao đối với việc: đảm bảo tính xác thực, xác thực định danh đối tượng và bảo mật. Hệ thống chứng thực số đóng góp quan trọng đáp ứng đòi hỏi cao này.
Với 63/63 tỉnh thành đã có website, hầu hết thủ tục hành chính được đưa lên mạng, số lượng dịch vụ công mức 3 - 4 ngày càng tăng, nhiều giải pháp hiệu quả xuất phát từ các tỉnh thành… việc ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước đang đạt nhiều kết quả cao.